Các Bài Đăng

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

LỊCH SỬ GIÁO XỨ PHÚ THUẬN - (1910-2014)

LỊCH SỬ
HỌ ĐẠO CÔNG GIÁO PHÚ THUẬN
GIÁO PHẬN VĨNH LONG
KỶ NIỆM 104 NĂM THÀNH LẬP
(1910-2014)
***

LỜI MỞ ĐẦU 
Anh chị em thân mến,
Nhân dịp kỷ niệm 104 năm thành lập Họ đạo Phú Thuận (1910-2014), chúng tôi đã truy tìm và ghi lại những sự kiện đã xẩy ra trong Họ đạo, từ ngày thành lập đến nay, liên quan đến tôn giáo, văn hóa và nhân sự; đặc biệt là những người đã góp công xây dựng Họ đạo. 
Mục đích chính của tài liệu này là giúp mọi người nhìn lại qúa trình lịch sử của Họ đạo; luôn nhớ ơn các vị tiền nhân đã có công xây dựng Họ đạo; nhận ra những ưu điểm cũng như khuyết điểm trong quá trình lịch sử, để rút ra bài học hữu ích cho bản thân, gia đình và Họ đạo. Đồng thời, quyết tâm tích cực tham gia vào công việc Tông đồ và truyền giáo của Hội Thánh tại địa phương.
Chúng tôi ước mong được nhiều người bổ túc cho tài liệu Lịch sử này hoàn chỉnh hơn.
                               Linh mục Chánh sở và Quý Chức
                                          Họ đạo Phú Thuận.

I. NGUỒN GỐC
            Họ Đạo Phú Thuận nằm trên bờ sông Cửu Long, Cửa Đại; bao gồm 5 làng (xã) : Phú Thuận, Long Định, Long Hòa, Châu Hưng và Tam Hiệp (cồn Tàu), thuộc Huyện Bình Đại, Tỉnh Bến Tre.
            1- Thời kỳ sơ khai :
            a- Trước năm 1900, tại làng Phú Thuận đã có một số gia đình Công giáo.
            Theo Sổ Rửa Tội lưu giữ tại nhà thờ Chánh tòa Mỹ Tho, thì từ năm 1900-1904, đã có 4 gia đình Công giáo ở làng Phú Thuận, đi làm ăn, buôn bán tại Mỹ Tho. Khi sinh con đã đem con đến xin rửa tội tại Nhà thờ Mỹ Tho.
1/ Ông Micae Trương Văn Mẹo và bà Anna Võ Thị Lâu; con là Maria Chợ, sinh ngày 18-5-1900, rửa tội ngày 19-6-1900, tại nhà thờ Mỹ Tho.
2/ Ông Phanxicô Phạm Văn Ngải và bà Anê Nguyễn Thị Chơ; con là Phanxicô Muôn, sinh ngày 02-7-1900; rửa tội ngày 07-7-1900, tại nhà thờ Mỹ Tho.
3/ Ông Gioan Baotixita Nguyễn Văn Nguyệt và bà Maria Huỳnh Thị Đao; con là Anê Nguyễn Thị Hoa, sinh ngày 11-01-1904; rửa tội ngày 11-4-1904, tại nhà thờ Mỹ Tho.
4/ Ông Nicôlao Huỳnh Văn Mau và bà Maria Trương Thị Trực; con là Phanxicô Huỳnh Văn Chơn, rửa tội ngày 11-4-1904, tại nhà thờ Mỹ Tho.
 b- Khoảng năm 1910, ở làng Phú Thuận, có ông Trần Quan Sang muốn vào đạo, ông đến gặp cha sở họ đạo Kinh Điều xin học đạo. Cha Gioan Baotixita Phuông cho thầy Latinh đến dạy tại nhà. Ông Sang giới thiệu 3 gia đình nữa cùng học. Sau đó cha đến rửa tội cho 16 người.
c- Theo bản Gia phả của gia đình ông Sang và sổ Hôn Phối của Họ đạo Phú Thuận, (lưu giữ tại văn phòng Họ Đạo), thì gia đình ông Phêrô Trần Quan Sang và bà Maria Nguyễn Thị Diệu có 5 người con là : Phaolô Trần Quan Tiền, Nicôlao Trần Quan Khuê, Phêrô Trần Quang Báu; Trần Thị Quế và Trần Thị Lâu.
d- Khi ở Phú Thuận chưa có Nhà thờ, thì ở Châu Hưng (đối diện với Phú Thuận, mé sông Ba Lai) đã có một số bổn đạo. Họ đã lập một Nhà Nguyện. Nhưng vì chiến tranh, không thể duy trì sinh hoạt tôn giáo, nên bổn đạo ở Châu Hưng đã hợp nhất với bổn đạo Phú Thuận, di dời Nhà Nguyện về Phú Thuận, trên thửa đất của ông Phêrô Trần Quang Báu hiến cho Hội Thánh, bên bờ sông Cửa Đại.
            2- Thời kỳ hình thành :
 Theo sổ Rửa Tội và sổ Hôn Phối còn lưu giữ tại văn phòng Họ đạo, thì vào năm 1910, Họ đạo Phú Thuận đã chính thức được thành lập.
 Số bổn đạo đầu tiên của Phú Thuận và Châu Hưng hợp lại là 50 người.
 Cha sở đầu tiên là cha Gioan Vinh (Villeneuve - người quốc tịch Pháp). Ngài đã chọn ông Phêrô Trần Quang Báu, làm Câu họ. Cha Gioan Vinh cũng coi sóc Họ đạo Quới Sơn vào thời gian này.
II. ĐẤT NHÀ THỜ
            1. Đất xây dựng nhà thờ :
Năm 1910, ông Phêrô Trần Quang Báu, con ông Phêrô Trần Quan Sang, hiến khoảng trên 2 mẫu đất giồng, để xây dựng Nhà thờ; tọa lạc tại ấp Phú Thạnh, làng Phú Thuận, huyện Bình Đại, Bến Tre.
Qua nhiều thời kỳ, có nhiều gia đình Công giáo xây dựng nhà ở, chung quanh nhà thờ hiện nay, làm thành xóm giáo Phú Thạnh 1.          
Hiện nay, khuôn viên nhà thờ chỉ còn 3.132, m2.

       2. Đất thánh :
            Đất thánh tọa lạc tại ấp Phú Thạnh, do gia đình ông Phêrô Trương Văn Sô chuyển nhượng. Diện tích khoảng 2 công rưỡi. Hiện nay, Đất thánh bị lấn chiếm, chỉ còn khoảng 2.130, m2.     
            3. Đất vườn :
 Đất vườn dừa (khu xóm củi) và Đất thánh cũ, tọa lạc tại ấp Phú Long. Diện tích khoảng 1 mẫu, 2 công. Hiện nay có nhiều gia đình Công giáo và không Công giáo   sinh sống; lập thành xóm giáo Phú Long.
            4. Đất ruộng :
1) Khu đất ruộng tọa lạc tại ấp Phú Hưng. Diện tích 1 mẫu, 2 công. Hiện nay có một số gia đình Công giáo và không Công giáo đang sinh sống và canh tác trên đất này.
2) Khu đất ruộng tọa lạc tại ấp Phú Long. Diện tích khoảng hơn 1 mẫu. Khu đất này do 2 gia đình ông Nicôlao Nguyễn Văn Ngâu và ông Inhaxiô Phạm Văn Trinh thuê mướn dài hạn.
3) Năm 1962, thời cha Phaolô Nguyễn Tấn Sử, Toà giám mục Vĩnh Long, thời Đức cha Antôn Nguyễn Văn Thiện, chia cho họ đạo 12 mẫu đất ruộng, tọa lạc tại ấp Phú Mỹ; gần nhà thờ Giồng Quéo. Hiện nay có nhiều gia đình Công giáo và không Công giáo đang sinh sống và canh tác trên đất này.
III. NHÀ THỜ, BỔN MẠNG và THÁP CHUÔNG
1. Nhà thờ :
a) Vào năm 1910, một số bổn đạo ở Châu Hưng hợp nhất với bổn đạo mới ở Phú Thuận, đã di dời Nhà Nguyện (bằng cây, lợp lá) về Phú Thuận, trên nền đất của ông Phêrô Trần Quang Báu hiến, gần sông Cửa Đại.
Năm 1917, khi Nhà thờ xuống cấp, thì cha Luca Nguyễn Văn Sách ở Kiến Vàng, đến vận động bà con giáo dân làm lại Nhà thờ : Mái ngói, vách cây, mặt tiền xây gạch. Bên cạnh nhà thờ có trường dạy văn hóa và giáo lý do các nữ tu MTG Cái Mơn phụ trách. Hiện nay, không còn dấu tích nào.
b) Năm 1957, thời cha Phêrô Nguyễn Văn Long, làm sở và ông Phêrô Trần Quang Thông, (con ông Phaolô Trần Quan Tiền) làm Câu họ, đã vận động bà con cùng cha sở xây dựng lại Ngôi nhà thờ như hiện nay.
Trong khi xây dựng nhà thờ, có nhiều giáo dân di cư từ miền Bắc, thuộc giáo phận Bùi Chu, đóng góp công sức.
Thời cha GB Lê Đình Bạch, nhà thờ được tu sửa và xây thêm 2 căn, một chái, ngay phòng thánh và thay toàn bộ ghế trong Nhà thờ. Thời cha Giuse Nguyễn Đình Hiếu, trần Nhà thờ được làm mới như hiện nay.
2- Bổn mạng Nhà thờ :
 Thời cha Phêrô Nguyễn Văn Long, Họ đạo nhận “Đức Maria Nữ Vương” làm bổn mạng nhà thờ. Lễ kính vào ngày 22-8- hằng năm.
3- Chuông và Tháp chuông :
Năm 1934, gia đình ông Phêrô Trần Quang Báu dâng hiến qủa chuông còn đang sử dụng tốt. (Họ và tên ông Phêrô Báu có khắc ghi trên chuông).
Tháp chuông hiện nay được xây dựng vào năm 1998, thời cha Gioan Baotixta Lê Đình Bạch. Tháp chuông cao 17 mét.
  4- Cổng và tường rào Nhà thờ :
Cổng chính và cổng phụ Nhà thờ, được xây dựng thời cha GB Bạch. Tường rào phía trước Nhà thờ, xây thời cha Giuse Hiếu và tường rào phía hông Nhà thờ, xây thời cha Giuse Đại.
5. Bảng chỉ đường đến Nhà thờ :
Nhà thờ cách Tỉnh lộ : 2 km (= Đường đi từ Thành phố Bến Tre đến Thị trấn huyện Bình Đại). Nhưng từ ngày thành lập đến nay, chưa có bảng chỉ đường đến Nhà thờ.
Để mọi người biết đường đến nhà thờ và nhận ra sự hiện diện của Hội Thánh tại đây. Ngày 24-7-2014, cha sở Giuse Hoàng Kim Đại và Quý chức đã thực hiện Bảng chỉ đường đến Nhà thờ Phú Thuận. Bảng được đặt đối diện với ngã ba : Tỉnh lộ và đường vào xã Phú Thuận;
IV. CÁC CƠ SỞ VÀ TƯỢNG ĐÀI
1-    Nhà cha sở :
- Nhà cha sở hiện nay, do ông Phêrô Trương Văn Sô (1882-1945) xây dựng trên đất nhà thờ; và đổi lại gia đình ông đã nhượng cho họ đạo khu Đất thánh; tọa lạc tại ấp Phú Thạnh, làng Phú Thuận. Diện tích khoảng 2 công rưỡi.
- Thời gian đầu, ông Phêrô Trương Văn Sô xây dựng nhà, để gia đình ở. Sau khi ông qua đời, thì gia đình đã bán lại cho Họ đạo, vào thời cha Phêrô Nguyễn Văn Long.  
- Theo “Tờ Bán Đứt Nhà (lưu tại văn phòng Nhà thờ), thì ngày 28-12-1954, ông Trương Văn Nhiệm, sinh 1923, là con ông Trương Văn Sô, ở bên Pháp; đã ủy quyền cho bà Trương Thị Mầu, sinh 1926 ở Phú Thuận, đứng bán cho Nhà Chung một căn nhà cổ : dài 11,m10 và rộng 11,m10; trị giá 20.000,$00.
            Ba người đại diện cho Nhà chung là :
            1/ Lm Nguyễn Văn Long, sinh 1915, chánh sở.
            2/ Ông Trương Hữu Tình, sinh         , Câu họ.
            3/ Ông Trần Quang Thông, sinh 1908, Biện họ.
- Thời cha Gioan Baotixita Dương Công Truyền, ngôi nhà bị thay đổi kiến trúc. Ngài đã cho xây bít phía mặt tiền nhà, để tránh luồng gió Đông, vì sức khỏe của ngài không ổn định. Ngài đã mở cửa chính hướng ra phía Nam, nhìn ra đường lộ; đối diện với Đình Phú Thuận.
- Sau năm 1975, cha Giacôbê Nguyễn Công Lành mua nhà riêng ở Chợ cũ. Nhà cha sở bị bỏ trống, nên UBND xã Phú Thuận đã mượn làm Ban Thông tin, Văn hoá và An ninh.
- Đến năm 1994, vào thời cha Tôma Vũ Hữu Hiệp (ở Giồng Tre) coi sóc, ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng, nên theo yêu cầu của cha sở và Ban Quý chức, UBND xã Phú Thuận đã trả lại quyền sử dụng cho Họ đạo. Sau đó, cha Tôma Hiệp và Quý chức đã đi quyên góp nhiều nơi, để đại tu ngôi nhà cổ như hiện nay. 
 2- Tượng đài :
Các tượng đài : Tượng Chúa Giêsu, Thánh cả Giuse và Mẹ Maria bồng Chúa Hài Đồng, đã được xây dựng thời cha Gioan Baotixita Lê Đình Bạch.
 Bức tượng Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng bằng đá, do gia đình ông Vũ Trường Thịnh hiến.
3- Nhà dì và phòng họp :
Nhà dì và phòng họp hiện nay, được xây dựng thời cha Gioan Baotixita Lê Đình Bạch, vào năm 1996.
 Toàn bộ sườn nhà dì và phòng họp bằng cây dừa, do cha Phêrô Nguyễn Văn Hiến, ở nhà thờ Tân Lợi, hiến tặng.
4- Nhà Sinh hoạt đa dụng :           
 Năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thụ phong linh mục (1972-2012), cha Giuse Hoàng Kim Đại đã cùng với giáo dân xây dựng nhà sinh hoạt đa dụng, sát bên nhà thờ : Để xe, chơi cầu lông, sinh hoạt TNTT… Diện tích : 240 m2.   
V. CÁC LINH MỤC COI SÓC :
1- Từ năm 1910-1947 (Các linh mục từ nơi khác đến)
1. Lm Gioan Bt Phuông             (Từ Kinh Điều)
2. Lm Cha Gioan Vinh   (P.Villeneuve)           
3. Lm Luca Nguyễn Văn Sách,   (Từ Kiến Vàng)
4. Lm Tôma Trương Minh Ký,               nt
5. Lm Giacôbê Nguyễn Văn Tỏ             nt
6. Lm Phaolô Nguyễn Văn Chiếu.          nt
7. Lm Phêrô Ngô Văn Niềm         (Từ Mỹ Tho)          
8. Lm Tân                                             nt
9. Lm Lực                                             nt
  10. Lm Phaolô Nguyễn Văn Ngợi (1916-1989)  nt
2- Từ năm 1947–1989 (Các linh mục ở tại họ đạo)
1.  Lm Phaolô Nguyễn Văn Chiếu. ()
2.  Lm Phêrô Nguyễn Văn Long.    (1915-     
3.  Lm Giuse Nguyễn Huy Chương (Gp Bùi Chu)
4.  Lm Phaolô Nguyễn Tấn Sử (1894-1968)
5.  Lm Tôma Nguyễn Văn Thân.  ()
6.  Lm Gioan Bt Dương Công Truyền (1919-1993)
7.  Lm Phêrô Phan Ngọc Đức (1930)
8.  Lm Giacôbê Nguyễn Công Lành (1940-2005)
3- Từ năm 1989-1994 (Các linh mục từ nơi khác đến)
1.  Lm Phêrô Võ Hoàng Sinh (1926-2011)    ở Bình Đại.
2.  Lm Tôma Vũ Hữu Hiệp     (1943)             ở Giồng Tre.
4- Từ năm 1994-1999 (Linh mục ở tại họ đạo)
            Lm Gioan Baotixita Lê Đình Bạch (1958)
            5- Từ năm 2000-2011 (Linh mục từ Kiến Vàng)
            Lm Giuse Nguyễn Đình Hiếu (1968) ở họ đạo Kiến Vàng kiêm Phú Thuận.
            6- Từ năm 2011- đến nay (Linh mục ở tại họ đạo)
            Ngày 02-9-2011, Lm Giuse Hoàng Kim Đại, sinh 1945, từ Họ đạo Chợ Lách, thuộc thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, Bến Tre; chính thức về làm chánh sở Phú Thuận; kiêm thêm Họ Vang Quới, thuộc xã Vang Quới Đông, huyện Bình Đại, Bến Tre; cách nhà thờ Phú Thuận khoảng 6 km. 
VI. LINH MỤC VÀ TU SĨ SINH TẠI PHÚ THUẬN
a)    Linh mục : Chưa có.
b)   Nam tu sĩ : Chưa có.
c)    Nữ tu sĩ   : Có 8 nữ tu :
1/ Sr Emmanuel – Paul Trần Thị Cầu (tên gọi là Hảo)
   Dòng Nữ Tu thánh Phaolô, tỉnh Dòng Mỹ Tho.
-  sinh ngày 30-10-1929 tại Phú Thuận;
-  vào Dòng ngày 11-11-1949 ;
-  khấn trọn đời ngày 31-8-1958;
-  qua đời ngày 29-5-2004 tại Mỹ Tho.
-  cha là Andrê Trần Văn Hòa và mẹ là Anna Trương Thị Đầm.
2/ Sr Tho                          (Dòng Thánh Phaolô Sài gòn)
3/ Sr Trương Thị Hảo                            nt
4/ Sr Matta Trương Thị Nhung              nt        
5/ Dì Bùi Thị Hốt                         (MTG Chợ Quán)
6/ Dì Ri                                                     nt
7/ Dì Anna Đầm (Bà nhất)          (MTG Cái Nhum)
8/ Dì Châu Thị Hơn (Hai Tỉnh)    (MTG Cái Mơn)
VII. TU SĨ NAM & NỮ PHỤC VỤ TẠI HỌ ĐẠO
            1. Thầy Rê-mong Nguyễn Văn Sử   (Dòng Kitô Vua)
            2. Dì sáu Đượm.                              (MTG chợ Quán)
            + Các Nữ Tu Dòng MTG Cái Mơn :
1. Dì năm Thỉnh.                                  
2. Dì tám Lẻ.                                        
3. Dì chín Kim.                                               
4. Dì tư Loan.                                                 
5. Dì út Trài.                                                  
6. Anê Lê Thị Lễ.     
7. Maria Nguyễn Thị Thu Vân.
8. Matta Nguyễn Thị Xuân Huyên.
9. Têrêsa Nguyễn Thị Yến.
10. Anna Nguyễn Thị Thảo Trang.
11. Têrêsa Nguyễn Thị Liên.
12. Anna Nguyễn Thị Thúy Linh.
13. Maria Nguyễn Thị Trúc Xuân.
14. Maria Nguyễn Thị Thu Lan.
15. Anê Lê Thị Tú Trinh.
16. Maria Huỳnh Phương Thảo.
17. Maria Nguyễn Thúy Diễm.     
VIII. BAN QUÝ CHỨC QUA CÁC THỜI KỲ
1.    Thời cha Phêrô Nguyễn Văn Long (1954-1955):
            Trùm :             Phêrô Trương Hữu Tình.
            Câu :              Phêrô Trần Quang Thông.
            Biện Việc :     Nicôlao Nguyễn Văn Ngâu.
            Thư Ký :         Phaolô Nguyễn Minh Trương.
            Biện sở :        Phêrô Võ Văn Thường.
                 nt               Lu-y Huỳnh Văn Hàng.     
                 nt                Phêrô Huỳnh Văn Kiến
                 nt                Phêrô Lê Văn Mạnh           
                 nt                Giuse Võ Hữu Lợi
                 nt                Phanxicô Phạm Thanh Nhàn
                 nt                Tôma Võ Văn Sương.
2-    Thời cha Phaolô Nguyễn Tấn Sử (1962-1967):
            Trùm :             Phêrô Trần Quang Thông.
            Câu   :            Phêrô Phạm Văn Chính.
            Biện Việc & Thư Ký: Nicôlao Nguyễn Văn Ngâu.
            Biện sở :        Phêrô Huỳnh Văn Kiến.
                 nt               Inhaxiô Phm Văn Trinh.  
                 nt                Phêrô Lê Văn Mạnh            .
                 nt                Giuse Võ Hữu Lợi
                 nt                Lu-y Huỳnh Văn Hàng
                 nt                Phanxicô Phạm Thanh Nhàn      
3-    Thời cha GB. Dương Công Truyền (1967-1973)
            + Ban Quý Chức như cũ. 
4-    Thời cha Phêrô Phan Ngọc Đức (1973)
            + Ban Quý Chức không rõ.
5-    Thời cha Giacôbê Nguyễn Công Lành (1974-1989)
Trùm                             : Inhaxiô Phạm Văn Trinh.
Câu                               : Lu-y Trần Văn Lài.
Biện Việc & Thư Ký   : Inhaxiô Nguyễn Ngọc Đại.
Biện sở Phatima        : Phêrô Phan Văn Tường.
Biện sở Kitô Vua        : Andrê Trần Văn Bon.       
Biện sở Châu Hưng  : Nicôlao Võ Quang Tỏ.
Biện sở Tống Chung            : Tôma Võ Văn Sương.
Biện lễ                          : Maria Huỳnh Thị Lành.
Biện Đồng Nhi            : Isave Phạm Thị Hường.
Biện phụ trách kế hoạch : Phanxicô Phạm Thanh Nhàn.
+ Đến năm 1982, cha Nguyễn Công Lành giải tán Ban Quý Chức và chọn một số người cộng tác.
6-     Từ thời cha Micae Sinh, cha Tôma Hiệp, cha GB. Bạch và cha Giuse Hiếu không có Ban Quý chức. (1989-2011)

7-  Thời cha Giuse Hoàng Kim Đại (2011- đến nay)
A-  BAN THƯỜNG VỤ :
1. Inhaxiô   Nguyễn Ngọc Đại,         1945   - Trùm
2. Piô X      Phạm Minh Nhựt,          1960   - Câu.
3. Tôma      Lê Hoàng Oanh,            1965   - Thư ký
4. Nicôlao   Phạm Minh Cường,       1963   - Thủ qũy
5. Anrê       Nguyễn Văn Hoàng,      1944 - Biện việc & Từ
B-        CÁC BIỆN SỞ :
1. Phanxicô  Phạm Duy Linh,    1969   - Biện Pt.TNTT.
2. Nicôlao  Nguyễn Tấn Phát,  1947   - Biện Pt. Hoa Kiểng
3. Phêrô    Phạm Công Minh,   1959             Biện sở.
4..Giuse    Võ Hồng Ngân,       1964             Biện sở.
5. Giuse    Trương Văn Thắng,  1960            Biện sở.
6. Phaolô Phạm Đức Thắng,     1966            Biện sở.
7. Antôn   Phạm Văn Thiệt,      1956             Biện sở.
8. Phêrô    Phạm Văn Thuyết,   1962            Biện sở.
9. Phêrô    Lê Công Thành,       1964            Biện sở.
10. Micae   Phan Hồng Thịnh,   1972            Phụ tá.
11. Inhaxiô Nguyễn Hoài Thanh, 1955          Phụ tá.
12. Inhaxiô Lê Tấn Hùng,           1969          Phụ tá.
       Và 2 người cộng tác với Ban Quý Chức :
1. Giacôbê Mai Văn Minh   1973
2. Phêrô Nguyễn Minh Tài  1971
IX. BAN BÁC ÁI
a) Chúa Giêsu nói : 34Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 35 Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau." (Ga 13,34-35)
b) Thánh Gioan giải thích : 17 “Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được? 18 Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm.” (1 Ga 3,17-18)
c) Hội Thánh dạy : Bất cứ người tín hữu nào, “dù được tháp nhập vào Hội Thánh, nhưng nếu không kiên trì sống trong đức bác ái, thì vẫn không được cứu rỗi, vì tuy “thể xác” họ thuộc về Hội Thánh, nhưng “tâm hồn” họ không ở trong Hội Thánh.” (GH 14)
- “Đức ái như là linh hồn của tất cả việc tông đồ, được chuyển thông và nuôi dưỡng nhờ các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể.” (TĐ số 3)
- “Thật vậy, mọi hoạt động tông đồ phải bắt nguồn và lấy sức mạnh từ Đức Bác Ái. Nhưng một vài công việc tự bản chất của chúng, có thể biểu lộ tình yêu cách sống động. Chúa Kitô đã muốn những việc đó là dấu chỉ cứu độ.” (Mt 11,4-5)
Dựa vào Lời Chúa và Hội Thánh dạy như trên, ngày 20-7-2013, Họ Đạo Phú Thuận đã thành lập Ban Bác Ái, để thực hiện công việc Bác Ái tại địa phương.
      Cụ thể như sau :
A.  Ban Bác Ái trực thuộc Ban Thường vụ Quý Chức
                   gồm có :
1/ Trưởng Ban                  : Piô X      Phạm Minh Nhựt.
2/ Phó Ban & Thủ Quỹ     : Nicôlao  Phạm Minh Cường.
3/ Thư Ký                       : Tôma     Lê Hoàng Oanh.
B.  Quỹ Bác Ái :
- Do giáo dân đóng góp và nhận từ các nhà hảo tâm.
C.  Quỹ chi theo nội qui :
1.  Cứu trợ những người già yếu, nghèo, neo đơn …
2.  Tặng quà cho các bệnh nhân, khi đi thăm viếng.
3.  Cho người nghèo mượn tiền, từ sáu tháng đến một năm, theo mẫu đơn. Số tiền cho mượn sẽ do Ban Bác Ái quyết định, sau khi đã tham khảo Ban Thường Vụ.
4.  Các Biện Sở sẽ giới thiệu và nhắc người mượn phải trả đúng thời hạn, để cho người khác mượn tiếp.
    X. NGƯỜI LÀM TỪ NHÀ THỜ
1. Thời cha Phaolô Chiếu : Phêrô Huỳnh Văn Sửu.
2. Thời cha Phaolô Sử    : Giuse Nguyễn Ngọc Thành.
3. Thời cha GB. Truyền   : Giuse Dương Văn Cứng.
4. Thời cha Phêrô Đức    : Inhaxiô Trần Văn Hiền.
5. Thời cha Giacôbê Lành : Maria Huỳnh Thị Xanh.
6. Thời cha Micae Sinh    : Lu-y Nguyễn Văn Châu.
7. Thời cha Tôma Hiệp    :               nt
8. Thời cha GB. Bạch      : Anrê Nguyễn Văn Hoàng.
9. Thời cha Giuse Hiếu     :                nt
10. Thời cha Giuse Đại     :                nt

XI. CÁC HỘI ĐOÀN :
1- THIẾU NHI THÁNH THỂ - thành lập năm 2012.
BAN CHẤP HÀNH
    Đoàn trưởng  : Phanxicô Phạm Duy Linh.
Đoàn Phó      : Tôma Lê Hoàng Oanh. 
Thư Ký          : Maria Nguyễn Hoàng Bảo Trâm.        
 Thủ Qũy          : Maria Lê Thị Yến Nhi.
- Ngày 26-10-2014, Đoàn TNTT chính thức ra mắt; đồng thời khai giảng lớp giáo lý theo ngành : Ấu, Thiếu và Nghĩa, trong chương trình của Liên đoàn Andrê Phú Yên Sài gòn.
2- HỘI “HIỀN MẪU - thành lập năm 2013.
BAN CHẤP HÀNH LÂM THỜI
1. Hội Trưởng           : Maria Lê Thị Lệ        
2. Hội Phó                : Maria Đinh Thị Nhan   
3. Thư ký & thủ Quỹ            : Maria Lê Thị Nga 
* TRƯỞNG & PHÓ - CÁC XÓM GIÁO
1. Phú Thạnh 1 :      - Anê Võ Thị Pho                
                               - Maria Đinh Thị Nhan       
2. Phú Thạnh 2 :      - Anê Đỗ Ngọc Hiếu           
         - Maria Hồ Thị Ngọc Loan 
3. Phú Long :           - Isave Phạm Thị Loan                   
         - Maria Đặng Thị Thu Lan 
4. Phú Hưng & Châu Hưng : - Maria Võ Thị Nghĩa                                                           
                               - Maria Nguyễn Thị Hồng Thuý 
5. Phú Mỹ, Long Định & Long Hoà :         
                                - Maria Nguyễn Thị Mỹ Lệ        
                                - Maria  Nguyễn Thị Ngọc Em 
6. Tam Hiệp :           - Maria Lê Thị Lệ                            
                                - Lucia Trần Thị Ngọc Phượng 
3- HỘI GIA TRƯỞNG thành lập năm 2013.
BAN CHẤP HÀNH LÂM THỜI
1. Hội trưởng   :           - Phêrô Nguyễn Văn Bé.
2. Hội phó        :           - Nicôlao Trần Văn An.     
3. Thư ký & Thủ quỹ: - Phaolô Nguyễn Phát Đạt.
TRƯỞNG & PHÓ - CÁC XÓM GIÁO
1. Phú Thạnh 1 :  - Phêrô Phạm Công Minh.       
2. Phú Thạnh 2 :  - Giuse Võ Hồng Ngân.                   
   - Inhaxiô Nguyễn Hoài Thanh.    
3. Phú Long    :    - Phaolô Phạm Đức Thắng.          
   - Inhaxiô  Nguyễn Thanh Phong.
4. Phú Hưng   :    - Antôn Phạm Văn Thiệt.   
5. Châu Hưng :    - Phêrô Phạm Văn Thuyết.           
         - Micae Phạm Hồng Thịnh.           
6. Phú Mỹ, Long Định & Long Hoà
   - Giuse Trương Văn Thắng.         
         - Inhaxiô Lê Tấn Hùng.      
7. Tam Hiệp :      - Phêrô Lê Công Thành.   
                                 - Giacôbê Mai Văn Minh.
XII. CA ĐOÀN :
1.    Ca Đoàn Thánh Tâm (người lớn) – Năm 2013
Nam :    1- Phaolô Vũ Phương Khanh.
      2. Phêrô Phạm Công Minh.
3. Tôma Lê Hoàng Oanh.
4. Inhaxiô Nguyễn Minh Tài.
5. Giuse Trương Văn Thắng.
6. Micae Phan Hồng Thịnh.
   Nữ :         7- Maria Nguyễn Thị Ngọc Em.
                   8- Anna Trần Thị Xuân Hương.
9- Maria Lê Thị Nga.
     10. Isave Dương Thị Thanh Thúy.
11. Matta Nguyễn Thị Hồng Thủy.
2. Ca đoàn Têrêsa (Thiếu nhi) – Năm 2013
            Ca đoàn thiếu nhi gồm có 20 em.
XIII. GIÁO DÂN        
            Số giáo dân :
       - Năm 1910 : - 50 người.
- Năm 2012 : - 502 người.
- Năm 2013 : - 551 người (160 gia đình)
- Năm 2014 : - 584 người (188 gia đình)

XÓM GIÁO
GIA ĐÌNH
GIÁO DÂN
1
Phú Thạnh 1
28
122
2
Phú Thạnh 2
20
57
3
Phú Long
32
110
4
Phú Hưng
18
62
5
Phú M
21
38
6
Long Định  
16
37
7
Long Hòa
11
28
8
Châu Hưng
20
57
9
Tam Hiệp
22
73

        Tổng cộng
188
584
XIV. TÌNH TRẠNG SỐNG ĐẠO QUA CÁC THỜI KỲ
1.    Từ năm 1910-1947
 (Các linh mục từ các nơi đến coi sóc)
            Tình hình sống đạo trong thời gian này không rõ, vì chưa tìm được tài liệu nào chứng minh.             Nhưng theo lẽ bình thường, thì lòng tin của bổn đạo rất mạnh, vì họ tự mình đi tìm Đạo, như vào năm 1910, ông Trần Quan Sang muốn vào Đạo, ông đã đến gặp cha sở họ đạo Kinh Điều xin học đạo. Ông Sang cũng giới thiệu 3 gia đình nữa cùng học. Đồng thời gia đình ông cũng hiến đất để dựng nhà thờ.   
            Tuy nhiên, sự phát triển cũng rất chậm, vì thiếu các mục tử coi sóc tại chỗ …  
            2- Từ năm 1947–1975
            Tình trạng sống đạo của giáo dân trong thời gian này phát triển hơn, vì từ năm 1947, khi cha Phaolô Nguyễn Văn Chiếu, từ Kiến Vàng chuyển về Phú Thuận, thì tình hình sống đạo đã thay đổi.
            Tuy nhiên, vì giáo dân sống trong thời chiến tranh, nên sự phát triển của Họ đạo cũng bị giới hạn. Lòng tin của bà con giáo dân cũng rất yếu, vì không được bồi dưỡng bằng ơn Chúa qua việc cầu nguyện, qua các bí tích và chưa biết đón nhận Lời Chúa hằng ngày.
Đồng thời, cũng không được học hỏi Giáo lý đầy đủ; nên sau năm 1975, khi Nhà thờ Giồng Quéo không còn hoạt động, vì thời cuộc thay đổi, thì nhiều giáo dân đã bỏ đạo. Hiện nay chỉ có khoảng 5-6 người còn giữ vững đức tin.
            3- Từ năm 1975-2011
            Từ sau năm 1975, khi Đất Nước được thống nhất, thì mọi hoạt động tôn giáo trên toàn Quốc bị ngưng trệ. Bởi vì, Chính quyền mới chưa hiểu rõ về giá trị tinh thần của tôn giáo; nên đã có nhiều hạn chế về nhiều phương diện trong sinh hoạt tôn giáo; nhất là đối với Công giáo.
            Trong hoàn cảnh này, đa số giáo dân Phú Thuận vẫn giữ vững đức tin, nhưng sinh hoạt cầm chừng. Có một số giáo dân, đức tin yếu dần, vì không còn thường xuyên đọc kinh cầu nguyện hằng ngày hoặc không đi dự lễ các ngày Chúa Nhật đầy đủ; chỉ chú tâm đến kinh tế; cũng có một số giáo dân mất đức tin, nên đã bỏ Đạo, vì nhiều nguyên nhân khác nhau
            4- Từ năm 2011-2014
             Từ năm 2011, cha Giuse Hoàng Kim Đại được ĐGM Giáo phận Vĩnh Long cử về coi sóc, thì Ban Quý Chức và các đoàn thể đã được thành lập : Thiếu Nhi Thánh Thể; Hội Gia Trưởng và Hội Hiền Mẫu.
            Đồng thời, các lớp giáo lý : Dự Tòng, Hôn nhân và giáo lý Nâng cao cho giáo dân bắt đầu hoạt động. Trong tất cả các lớp giáo lý, cha đều lấy Thánh Kinh làm nền tảng, theo chiều hướng của Công Đồng Vaticanô II (1965). Ngài luôn nhắc nhở mọi người nhìn thẳng vào Đấng sáng lập của Hội Thánh là Chúa Giêsu Kitô để tiến bước, không nhìn vào bất cứ ai khác.
Ngài hướng dẫn mọi người tiếp xúc trực tiếp với Thánh Kinh : Đọc, suy gẫm và thực hành Lời Chúa, để biết rõ về Chúa Kitô, và trở thành môn đệ của Người. Bởi vì, Hội Thánh đã khẳng định : “Không biết Thánh Kinh là không biết Đức Kitô(Mk 21) 
Ngoài ra, ngài cũng đã đi thăm viếng các gia đình Công giáo để biết rõ hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của họ. Ngài đặc biệt quan tâm và thăm viếng những người nghèo và những người đã bỏ Đạo, vì bất cứ lý do gì, để nhắc nhở họ trở lại với Thiên Chúa và Hội Thánh. Hiện nay, đã có một số người trở lại sinh hoạt với Hội Thánh.
Tuy nhiên, đến nay (2014), tất cả những cố gắng trên đây mới chỉ là khởi đầu.
- Ban Quý Chức : Đa số Quý Chức rất tích cực cộng tác với cha sở, nhưng kiến thức về Giáo lý, về Thánh Kinh  và lòng đạo đức chưa sâu; nên hoạt động còn nhiều hạn chế trong việc làm tông đồ và truyền giáo.  
 - Các đoàn thể hoạt động còn rất yếu. Nhiều gia trưởng và Hiền mẫu chưa tích cực tham gia, vì chưa ý thức được vai trò của người giáo dân, theo chiều hướng mới của Hội Thánh ngày nay.
XV. ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI
Họ đạo Phú Thuận sẽ phát triển vững mạnh, nếu toàn thể giáo dân biết thành tâm lắng nghe, đón nhận và thực hành sứ mệnh Chúa Giêsu truyền và Hội Thánh dạy :
- “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ. Làm phép rửa cho họ : Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”  (Mt 28,19-20)
 - “Hội Thánh được khai sinh là để làm cho nước Chúa Kitô rộng mở trên khắp hoàn cầu, hầu làm vinh danh Thiên Chúa Cha: tức là làm cho mọi người tham dự vào việc chuộc tội và cứu rỗi, để rồi nhờ họ, toàn thể vũ trụ thực sự để qui hướng về Chúa Kitô.”
- “Mọi hoạt động của nhiệm thể hướng về mục đích này gọi là việc tông đồ, công việc mà Hội Thánh thực hiện nhờ tất cả các chi thể, tùy theo những cách thức khác nhau. Bởi vì ơn gọi làm Kitô hữu, tự bản chất cũng là ơn gọi làm Tông đồ.”  (TĐ số 2)
- “Giáo dân có bổn phận và quyền làm tông đồ do chính việc kết hiệp với Chúa Kitô là Đầu. Họ được chính Chúa chỉ định làm việc tông đồ, vì phép Rửa Tội sát nhập họ vào nhiệm thể Chúa Kitô, phép Thêm Sức làm cho họ nên mạnh mẽ nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần.”   (TĐ số 3)
- Giáo xứ là một hình thức tông đồ cộng đồng kiểu mẫu, vì đó là nơi qui tụ đủ mọi hạng người thành một cộng đoàn và đem họ vào tinh thần đại đồng của Hội Thánh.”
- “Giáo dân nên tập thói quen cộng tác chặt chẽ với các linh mục của mình để hoạt động trong giáo xứ. Họ cũng nên có thói quen trình bày với cộng đoàn Hội Thánh, những vấn đề riêng của cộng đoàn mình hay của cả thế giới hoặc những vấn đề liên quan đến phần rỗi của mọi người, để cùng nhau góp ý kiến, nghiên cứu và giải quyết. Họ cũng phải tùy sức mà cố gắng đóng góp vào mọi công việc tông đồ và truyền giáo của Hội Thánh địa phương.” (TĐ số 11)
* * *
                                                 Ngày 22-8-2014, lễ kính Đức Maria Nữ Vương
                                                                 Bổn mạng Nhà thờ Phú Thuận                         
                                                                                 Lm Giuse Hoàng Kim Đại
                                                                                    Sưu tập và trình bày
                                                                          Với sự cộng tác của Ban Quý Chức.